Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 TỨ ĐẾ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 140
Join date : 22/04/2009

TỨ ĐẾ Empty
Bài gửiTiêu đề: TỨ ĐẾ   TỨ ĐẾ I_icon_minitimeTue 25 Aug 2009, 19:46

Tứ đế.

A. Nguyên nhân và thời kỳ Phật giảng bốn đế:
Trí Phật là như thật trí, nên thuyết của Ngài hợp chánh lý, không trái sự thật. Đạo Phật là như thật đạo nên tất cả giáo điển đều kiến lập trên nền tảng chơn lý. Đây là nguyên nhân phát khởi thuyết Bốn Đế. Một sự thật rõ ràng, mọi người đều có thể chứng nghiệm
Đức Phật - Người đầu tiên chứng nhập và thuyết minh chơn lý Bốn Đế - sau khi thành đạo liền đến vườn Lộc Uyển độ cho năm anh em Kiều Trần Như. Năm ông thầy Tỳ Kheo này, sau ba phen chuyển pháp luân Bốn Đế (thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển) thành kiến mê lầm tan vỡ, trí huệ siêu thoát xuất hiện, và năm vị ấy là người đầu tiên ngộ đạo - nhờ pháp Bốn Đế này chứng nhập quả vị La hán.
B. Định nghĩa:
Bốn Đế là bốn món chắc thật, rõ ràng, hiển nhiên, ai cũng có thể tự chứng nghiệm.
C. Hành tướng của Bốn Đế:
I. KHỔ ĐẾ: Cuộc đời là đau khổ. Đây là một sự thật rõ ràng. Chúng sanh chưa thoát sự triền phược cuộc đời, đều phải chịu mọi điều thống khổ cay đắng : sống khổ, đau khổ, già khổ, chết khổ, ân ái chia lìa cũng khổ, cho đến năm ấm ép bức đầy dẫy cũng khổ. Nỗi khổ tuy nhiều, nhưng không ngoài ba món khổ sau:
1-Khổ khổ: cái thân đã là một việc khổ, lại còn phải gặp những hoàn cảnh ngang trái đắng cay.
2-Hoại khổ: tiêu diệt tan rã là khổ, những gì ta ưa cũng phải tan nát tiêu huỷ, đây là một điều khổ.
3-Hành khổ: xê dịch biiens đổi là khổ. Không chỉ vật chất, mà tinh thần, tư tưởng cái ngã cũng bị luôn luôn biến dịch, thay đổi, đây là một điều khổ.
II. TẬP ĐẾ: quả khổ của chúng sanh hiện tại không phải vô nhan hay ngẫu nhiên mà có. Các phiền não kiết sử, chính là nguyên nhân tạo nên khổ quả. Ấy là Tập đế (Tập là chỉ cho những kiết sử phiền não của chúng sanh)
1-Nghĩa chữ kiết sử: Kiết: cột chặt không buông tha. Sử: điều khiển, sai khiến. Nghĩa là các món phiền não ràng buộc trong tam giới phải chịu luôn hồi sinh tử. Phiền não tuy nhiều, nhưng không ngoài mười món căn bản sau:
Năm món độn sử:
a- Tham: luyến ái thân cảnh.
b-Sân: giận dữ nóng nảy.
c-Si: ngu mê vô tri, hoặc nhận xét sai lầm nông nổi.
d-Mạn; ngã mạn, cống cao, chỉ biết nâng cao đại vị mình và kiềm hãm giá trị người khác.
e-Nghi: nghi kỵ ngờ vực, không chánh tín. Độn sử là nhưng phiền não tính chất nặng nề.
Đến địa vị A-la-hán thì trừ hết.
Năm món lợi sử:
a-Thân kiến: chấp đắm sắc thân này là thật có, trường tồn.
b-Biên kiến: cố chấp một bề, không đúng sự thật, như chấp đoạn, chấp thường.
c-Tà kiến: kiến giải tà vạy, không hợp chánh lý.
d-Kiến thủ: bảo thủ chỗ kiến giải của mình không chịu tin chánh lý.
e-Giới cấm thủ: tin tưởng và thực hành những điều giới sai lầm.
Lợi sử là những nhận thức sai lầm. Đến địa vị Tu-đà-hàon thời trừ hết.
Mười món kiết sử này là nguyên nhân khiến chúng ta luân hồi trong ba cõi chịu những sự đau khổ.
Tóm lại hai món Khổ đế và Tập đế là nhân quả thế gian.
III. DIỆT ĐẾ: có tối thì có sáng, có đau khổ tất nhiên có Niết Bàn. Diệt đế là tịnh quả Niết Bàn do thực hành tịnh nghiệp đạo đế
1-Nghĩa chữ Niết Bàn: Niết: rơi rụng, không có hay là thoát khỏi. Bàn: mọc lên lăng xăng. Nghĩa là tâm niệm không còn lăng xăng, luôn luôn an trú trong cảnh vắng lặng thường còn, nhứt là đã dứt sạch sanh nhân, không còn thọ thân chịu khổ gọi là Niết Bàn. Có ba đặc điểm như sau:
a-Bất sanh: không mọc lên, không sanh lại vì sanh nhân đã đoạn.
b-Tịch diệt: thanh tịnh vắng lặng vì tâm niệm không lay động phần duyên.
c-Giải thoát: diệt tận phiền não kiết sử, thoát khỏi rừng mê, thân tâm tự tại, không còn triền phược trong bể khổ.
2-Vị thứ tu chứng: tuỳ theo công hạnh tu hành, quả vị Niết Bàn cũng có sai khác. Tiểu thừa chia có bốn vị tu chứng.
a- Tu-đà-hàon: Dự lưu hay Nghịch lưu: nghĩa là những vị này, đã rõ chơn lý Bốn đế nên đi ngược dòng đời, và đã dự nhập Thánh lưu.
b- Tư-đà-hàm: Nhứt sanh: còn một phen thác sanh Dục giới.
c- A-na-hàm: Bất lai: không trở về Dục giới, nhưng sanh nhân vẫn còn.
d- A-la-hán: Bất sanh: đây là quả vị cứu cánh cảu Tiểu thừa. Địa vị này không còn sanh tử trong tam giới, và an trú vào cảnh Vô dư y Niết Bàn.
IV. ĐẠO ĐẾ: là con đường hướng dẫn kẻ bộ hành đến đích. Đây chỉ những pháp tu hành hướng đến quả vị Niết Bàn chư Phật.
Con đường này là Bát chánh đạo, là con đường chánh có tám thứ:
1-Chánh tri kiến: chỗ kiến giải đúng sự thật.
2-Chánh tư duy: suy nghĩ chơn chánh.
3-Chánh ngữ: lời nói ôn hoà ngay thẳng hợp chánh lý.
4-Chánh nghiệp: hành động chơn chánh, hoạt động hữu ích.
5-Chánh mạng: sinh hoạt chơn chánh.
6-Chánh tinh tấn: tinh tấn trên con đường tu hành.
7-Chánh niệm: nhớ nghĩ những việc chơn chánh đã qua, suy tưởng những việc chơn chánh sẽ đến, để phòng ngừa và đoạn trừ những hành động bất chánh, những ý tưởng phi pháp.
8-Chánh định: lặng đứng các vọng duyên tâm trí, để trí huệ minh mẫn được xuất hiện (trái với tà định)
Tóm lại, Đạo đế là con đường hướng đến đạo quả do đức Phật thuyết minh. Con đường ấy chắc chắn đưa chúng ta thoát khỏi mê lầm đau khổ, chứng quả vị giác ngộ an tịnh (Niết Bàn) nên gọi là Đạo đế.
Hai món Diệt đế và Đạo đế này là nhân quả xuất thế gian.
D. Phật tử đối với pháp Bốn đế:
Phật tử, người con cảu đáng Giác ngộ, phải học và thực hành theo pháp Bốn đê. Với pháp Bốn đế, đức Phật đã diễn tả hai cảnh giới tương phản: Niết Bàn an tịnh, triền phược khổ đau và hai con đường mâu thuẫn: đường mê lầm tội lỗi và đường hào quang trí giác.
Phật tử phải là người đoạn trừ Tập đế, diệt tân Khổ quả và thực hành Đạo đế để chứng Diệt đế Niết Bàn an tịnh.
Về Đầu Trang Go down
https://thienphuong.forum-viet.com
 
TỨ ĐẾ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC :: CHÁNH THIỆN-
Chuyển đến